Giải bài tập Thực hành 1 trang 89 Toán 12 Tập 1 | SGK Toán 12 - Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn giải chi tiết từng bước bài tập Thực hành 1 trang 89 Toán 12 Tập 1. Bài 1. Vẽ đồ thị hàm số bằng phần mềm Geogebra 87.. SGK Toán 12 - Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Thực hành 1 trang 89 Toán 12 Tập 1: Vẽ đồ thị các hàm số bậc ba sau:

a)  y = x3;       b) y = x3  3x;

c) y = x3 + 3x;    d) y = x3  3x + 2.

Đáp án và cách giải chi tiết:

a)  y = x3

- Tạo các thanh trượt biểu thị các tham số a, b, c, d bằng cách nhấp chuột liên tiếp vào thanh công cụ  và vào vị trí màn hình nơi mà ta muốn đặt thanh trượt.

- Nhập hàm số  y = x3 vào vùng nhập lệnh.

- Ta được đồ thị như hình vẽ

- Nhận xét:

Hàm số đồng biến trên khoảng (0; +) và nghịch biến trên khoảng (; 0).

Hàm số đã cho không có cực trị.

Đồ thị có tâm đối xứng là (0; 0).

b) y = x3  3x

- Tạo các thanh trượt biểu thị các tham số a, b, c, d bằng cách nhấp chuột liên tiếp vào thanh công cụ và vào vị trí màn hình nơi mà ta muốn đặt thanh trượt.

- Nhập hàm số y = x3  3x vào vùng nhập lệnh.

- Ta được đồ thị như hình vẽ

Nhận xét:

Hàm số đồng biến trên các khoảng (; 1) và (1; +).

Hàm số nghịch biến trên khoảng (1; 1).

Điểm cực đại là (1; 2), điểm cực tiểu là (1; 2).

Đồ thị hàm số có tâm đối xứng là (0; 0).

c) y = x3 + 3x

- Tạo các thanh trượt biểu thị các tham số a, b, c, d bằng cách nhấp chuột liên tiếp vào thanh công cụ và vào vị trí màn hình nơi mà ta muốn đặt thanh trượt.

- Nhập hàm số y = x3 + 3x vào vùng nhập lệnh.

- Ta được đồ thị như hình vẽ

Nhận xét:

Hàm số nghịch biến trên các khoảng (; 1) (1; +).

Hàm số đồng biến trên khoảng (1; 1).

Điểm cực đại là (1; 2), điểm cực tiểu là (1; 2).

Đồ thị hàm số có tâm đối xứng là (0; 0).

d) y = x3  3x + 2

- Tạo các thanh trượt biểu thị các tham số a, b, c, d bằng cách nhấp chuột liên tiếp vào thanh công cụ và vào vị trí màn hình nơi mà ta muốn đặt thanh trượt.

- Nhập hàm số y = x3  3x + 2 vào vùng nhập lệnh.

- Ta được đồ thị như hình vẽ

Nhận xét:

Hàm số đồng biến trên các khoảng (; 1) (1; +).

Hàm số nghịch biến trên khoảng (1; 1).

Điểm cực đại là (1; 4), điểm cực tiểu là (1; 0).

Đồ thị hàm số có tâm đối xứng là (0; 2).

Nguồn: giaitoanhay.com


Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Giải bài tập SGK Toán 12 - Chân trời sáng tạo